
Hạn ngạch là gì
Nội dung bài viết
- 1. Hạn ngạch
- 2. Nguyên tắc áp dụng
- 3. Vai trò của Hạn ngạch
- 4. Hạn ngạch khác với thuế quan như thế nào
Hạn ngạch (Quota) là số lượng, khối lượng, hoặc trị giá một mặt hàng mặt hàng nào đó được Nhà nước ấn định, trong đó nêu rõ các doanh nghiệp được phép xuất hoặc nhập khẩu trong 1 thời hạn nào đó.
Trong thương mại quốc tế, quota thường được chính phủ áp đặt để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Việc này nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, duy trì cán cân thương mại hoặc đáp ứng các cam kết quốc tế.
Ví dụ: Lượng đường trong hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2024 là 126.000 tấn => trong mức hạn ngạch này, 7 doanh nghiệp (trúng đấu giá) được nhập và hưởng mức thuế ưu đãi hơn mức nhập khẩu thông thường, mức chênh lệch giữa 2 mức thuế thường là rất cao.
1. Hạn ngạch
2. Nguyên tắc áp dụng
THẨM QUYỀN
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý
- Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan
HÀNG HÓA ÁP DỤNG
- Muối
- Trứng gia cầm
- Nguyên liệu sản xuất thuốc lá
- Đường tinh luyện, đường thô
3. Vai trò của Hạn ngạch
Hạn ngạch (Quota) là một công cụ quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế, đóng vai trò điều tiết số lượng hàng hóa được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Việc áp dụng quota mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, bao gồm:
- Bảo vệ nền kinh tế trong nước: giúp bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ hoặc đang gặp khó khăn trong nước khỏi sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Điều này tạo điều kiện cho các ngành này phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh.
- Đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng: Đối với các mặt hàng thiết yếu như lương thực, năng lượng, quota đảm bảo nguồn cung ổn định, tránh tình trạng phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu và đảm bảo an ninh quốc gia.
- Điều tiết cán cân thương mại: Quota giúp kiểm soát nhập khẩu, hạn chế tình trạng nhập siêu, qua đó góp phần cân bằng cán cân thương mại và ổn định tỷ giá hối đoái.
- Thúc đẩy sản xuất trong nước: Khi hạn chế nhập khẩu bằng quota, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Thực hiện các cam kết quốc tế: Trong một số trường hợp, quota được sử dụng để thực hiện các cam kết quốc tế về hạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu một số mặt hàng nhất định.
4. Hạn ngạch khác với thuế quan như thế nào
Tiêu chí | Hạn ngạch | Thuế quan |
Số lượng hàng hoá được xuất/ nhập khẩu | Biết trước số lượng xuất/nhập | Không hạn chế số lượng |
Tăng/giảm ngân sách nhà nước | Tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh đc nhận hạn ngạch | Tăng thu ngân sách |
Tuy vậy do trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ thường dùng hệ thống hạn ngạch.
Trên đây, Minh Hung Trans đã đưa ra các khái niệm "hạn ngạch" cũng như vai trò của công cụ này với nền kinh tế đất nước.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ Hải quan/Handle hàng air, xin vui lòng liên hệ với Minh Hung Trans để được tư vấn tận tình nhé!
Ofifce: 16E/2 Đường số 17, Phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mobile/Zalo: 0366.50.1816
Website: http://minhhungtrans.com
Email: info.minhhungtrans@gmail.com
Tin tức mới nhất

TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm