
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LẦN ĐẦU - THÔNG TIN CHI TIẾT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Nội dung bài viết
- 1. Kiểm tra điều kiện pháp lý để xuất khẩu hàng hóa
- 2. Ký kết hợp đồng mua bán
- 3. Đăng ký chữ ký số và thông tin VNACCS với Tổng cục Hải quan
- 4. Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất khẩu
1. Kiểm tra điều kiện pháp lý để xuất khẩu hàng hóa
Để kiểm tra xem doanh nghiệp, hàng hóa của doanh nghiêp có được quyền tự do xuất khẩu hay không, bạn hãy tham khảo Nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP, trong đó có quy định những điều sau:
- Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện
2. Ký kết hợp đồng mua bán
Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
2.1 Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian giao hàng, địa chỉ giao hàng
2.2 Phương thức vận chuyển
- Đường biển/ đường bộ/ đường hàng không hay dịch vụ chuyển phát nhanh
- Cảng đi, cảng đến
- Thời gian giao hàng dự kiến (ETA – ETD)
2.3 Điều kiện bảo hành, đổi trả hàng lỗi, các điều kiện về hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn vận hành
2.4 Điều kiện thanh toán:
- Đặt cọc sản xuất – thanh toán trước hoặc sau khi giao hàng: 30/70, 20/80, 50/50.
- Hình thức thanh toán T/T (thanh toán ngay) hay thanh toán LC (thanh toán bảo lãnh ngân hàng qua bộ chứng từ gốc)
2.5 Điều kiện giao hàng:
Áp dụng theo Incoterm 2010 hoặc Incoterm 2020 phụ thuộc vào thỏa thuận 2 bên.
2.6 Điều kiện về các giấy tờ đi kèm như:
- C/O (chứng nhận xuất xứ) để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu
- C/Q (chứng nhận chất lượng), Phyto, Healthy Cert, CFS
- Những chứng từ khác nếu có, cần kiểm tra thủ tục nhập khẩu trước khi làm việc với người xuất khẩu để có thông tin đầy đủ, chính xác.
2.7 Bảo hiểm hàng hóa
- Tùy vào điều kiện Incoterm để cân đối xem người mua hay người bán sẽ là người mua bảo hiểm.
- Có thể tham khảo một số đơn vị bán bảo hiểm hàng hóa: PTI, Bảo Việt, Chubb,….
2.8 Nơi giải quyết khi có tranh chấp (nếu có)
3. Đăng ký chữ ký số và thông tin VNACCS với Tổng cục Hải quan
Chữ ký số (Token) dùng để khai báo thuế có thể dùng để khai báo Hải Quan. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có chữ kí số có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp chữ kí số như: thaison.vn, fpt-ca.com.vn, Viettel – CA,…
Để kê khai xuất nhập khẩu được trên hệ thống VNACCS, doanh nghiệp cần 04 thông số khai báo với cổng điện tử. Những thông số này được gọi là thông tin VNACCS:
- User Code: Mã người sử dụng
- Password: Mật khẩu
- Terminal ID: Mã số máy trạm, định danh máy trạm khai báo
- Terminal Access Key: Khóa truy cập
4. Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa thông thường bao gồm những chứng từ sau:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing list)
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
- Một số chứng từ khác, tùy thuộc vào loại hàng hóa
Nếu quý doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu và đang lo lắng về việc chuẩn bị các chứng từ, thủ tục cần thiết, hãy liên hệ Minh Hung Trans ngay để được tư vấn và hỗ trợ tận tình. Chúng tôi cung cấp đầy đủ và đa dạng dịch vụ, sẵn sàng đồng hành cùng quý doanh nghiệp để xuất khẩu hàng hóa thuận lợi ra quốc tế.
Minh Hung Trans với những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển & logistics rất mong muốn được đồng hành cùng quý doanh nghiệp để xuất khẩu những lô hàng đầu tiên thuận lợi nhất!
Thông tin chi tiết liên hệ để được tư vấn:
Ms Pham
- Head Ofifce: 16E/2 Đường số 17, Phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Mobile/Zalo: 0366.50.1816
- Website: http://minhhungtrans.com
- Email: info.minhhungtrans@gmail.com
Tin tức mới nhất

TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm